Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Học Kì Quân Đội-Ngựa Quen Đường Cũ

Học Kì Quân Đội


Khoảng 3 năm nay, sau thành công của chương trình giáo dục kỹ năng sống mang tên "học kì quân đội" do Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (trực thuộc trung ương Đoàn) khởi xướng, hiện đã có 60 đơn vị khác tổ chức mô hình này. Những tên gọi gần giống như "trại hè quân đội" hay "trại hè kỹ năng sống"... kéo dài từ 4 đến 10 ngày, song chất lượng thì "thượng vàng hạ cám".
học kì quân đội

Một số phụ huynh nhìn nhận về khóa học như một "chiếc đũa thần" nhiệm màu. Họ kỳ vọng chỉ cần học ở đây, trẻ sẽ biến đổi tâm tính hoàn toàn từ xấu trở thành tốt, trong khi bố mẹ không có thời gian chăm sóc đến con. Thậm chí nhiều teen sau khi đi học có những biến đổi tích cực thời gian đầu, song về đến nhà tiếp tục được nuông chiều nên "ngựa quen đường cũ". Chứng kiến cảnh này, cha mẹ lại đâm ra thất vọng.
Như trường hợp của em Dũng từng tham gia học kì quân đội do Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (quận 3, TP HCM) tổ chức. Sau khi học lớp Bộ sinh sơ cấp về, em đã biết tự giác gấp mùng mền, chăn chiếu và rửa chén giúp mẹ. "Nhưng được mấy hôm thôi, rồi mẹ bảo không cần phải vất vả, cứ để cho người giúp việc làm. Thế là em cũng thôi luôn", cậu bé 14 tuổi hồn nhiên kể.
Trên một trang diễn đàn làm cha mẹ, phụ huynh có nick name Kim Thuy cũng than thở: "Năm ngoái chắt chiu cả tháng lương để dành cho con trai tham gia học kì quân đội. Về đến nhà, được mấy ngày đầu cháu rất ngoan, có vẻ tiến bộ rõ rệt, biết giúp đỡ và thương bố mẹ hơn, nhưng khoảng một tuần sau thì đâu lại vào đó. Tôi nghĩ chương trình 10 ngày chưa đủ mà nên là một hoặc 2 tháng".
học kì quân đội-1

Đêm thứ 3 của học kì quân đội thanh thiếu niên được gọi bằng cái tên trìu mến "Đêm gia đình". Trong sự cô tịch của vùng núi đồi vốn là địa bàn đóng quân của Sư đoàn 309 (Đồng Nai), khi lời bài hát "lung linh lung linh tình mẹ tình cha, lung linh lung linh cùng một mái nhà" vang lên cũng là lúc những giọt nước mắt thương nhớ gia đình của các em tức tưởi rơi xuống. Những cậu ấm cô chiêu khóc òa ôm lấy đồng đội của mình, âm thanh chỉ còn là những nấc nghẹn ngào.
Trong số 320 bạn trẻ từ khắp cả nước tham gia hoc ki quan doi bộ binh sơ cấp lần này, cậu bé 17 tuổi Lê Thái Sơn (quận 10, TP HCM) tỏ ra "chơi trội" hơn hẳn bạn bè bởi vẻ nghịch ngợm, tếu táo với cá tính lạnh lùng. Ấy vậy mà đến phút hồi tâm, đôi mắt em đỏ hoe, những giọt nước mắt tuôn rơi khiến mọi người vừa ngạc nhiên vừa cảm động.
hoc ki quan doi

"Con có lỗi với bố, con biết lỗi rồi. Bố tha thứ cho con nhé. Con thương bố và em lắm...", những lời nói xuất phát tự đáy lòng của đứa con xưa nay chưa bao giờ biết nhường nhịn ai khiến ông Hải (bố của Sơn) cũng không cầm được nước mắt. Ở đầu dây điện thoại bên kia ông cũng nghẹn ngào: "Nghe con nói vậy, bố mừng lắm".

Dáng người cao gầy, đôi mắt vẫn đỏ hoe, giọng run run, cậu bé tuổi 17 tâm sự với VnExpress.net, ba mẹ em ly thân từ khi em còn rất nhỏ. Mẹ rời Việt Nam sang Nga sinh sống để lại hai anh em cho một tay bố nuôi nấng dạy dỗ. Kinh tế gia đình tương đối khá, song một phần do thiếu tình thương mẫu tử, một phần đua đòi cùng bạn bè nên cậu công tử chỉ biết vòi vĩnh sắm sửa và tụ tập với bạn bè xấu ăn chơi lêu lổng làm cho bố khổ mọi bề.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét