Bài liên quan : << Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công >>
Trong đó bán tài sản đảm bảo vay vốn được coi là biện pháp khả thi nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Quyết định 780/QĐ-NHNN: Mở đường cho ngân hàng cơ cấu nợ
Để giúp các TCTD có cơ chế xử lý nơ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, NHNN đã ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN cho phép các TCTD giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ sau khi cơ cấu hoãn giãn nợ.
Với quyết định này của NHNN, các TCTD sẽ rà soát, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì sẽ giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi thực hiện tái cơ cấu. Điều này giúp doanh nghiệp không bị tụt hạng tín nhiệm với ngân hàng, từ đó ngân hàng có cơ sở để cho vay tiếp.
Theo ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch HĐQT VIB, Quyết định 780 của NHNN đã giúp ngân hàng giảm áp lực với quản trị nợ xấu. Tuy nhiên trong thực tế thì hiệu quả cơ cấu nợ không cao như mong đợi.
Lý giải cho điểm này, ông Vũ cho rằng theo quy định thì ngân hàng chỉ cơ cấu cho các khách hàng có chiều hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực, có khả năng trả nợ sau khi cơ cấu. Trong khi đó các khách hàng có nhu cầu cơ cấu nợ đều khó khăn về tài chính, thiếu hụt hoặc không có khẳ năng thanh toán. Phương án kinh doanh và trả nợ ngân hàng không thực sự rõ ràng, khó đáp ứng các điều kiện tại quyết định 780 của NHNN
“Cùng với đó các TCTD vẫn phải đối diện với thực tiễn là những tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính không đáp ứng được nhu cầu quản trị để thực sự thu hồi được nợ xấu.” – ông Vũ nói.
Chia sẻ quan điểm với ông Vũ, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HDQT Seabank đánh giá quyết định 780 thực sự là “cẩm nang giúp ngân hàng” cơ cấu lại nợ cho các khách hàng.
“Quyết định 780 giúp ngân hàng cơ cấu lại nợ một cách đàng hoàng mà không phải sợ cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN”- bà Nga phát biểu.
Tuy nhiên theo bà Nga thì để việc cơ cấu nợ thực sự hiệu quả cần phối hợp thêm nhiều chính sách khác, nếu chỉ dừng lại ở đây thì khó thúc đẩy được quá trình cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân. Như thế thì nguy cơ nợ xấu tiếp tục dâng lên là hiện hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét