Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Tử vong do chơi game đào vàng suốt 12h liền

(TPO) Một thiếu niên ở thành phố Ekaterinburg (Nga) đã bị đột quỵ và chết sau khi chơi game dao vang co dien liền tù tì suốt 12 tiếng tại một phòng games.
Dù rất nỗ lực nhưng các bác sĩ cũng không thể cứu được cậu bé. Phẫu thuật tử thi, các bác sĩ thấy toàn bộ phần não của cậu bé bị phá hủy.

Theo thông tin của cơ quan y tế thành phố, bi kịch xảy ra sau khi cậu bé ngồi chơi dao vang co dien suốt 12 tiếng tại một CLB games ở gần nhà. Khi về nhà, phát hiện cậu bé có những cách hành xử khá kỳ quặc và gần như không thể thích nghi với cuộc sống bình thường, bố mẹ cậu bé lập tức đưa cậu đến bệnh viện để điều trị.

Tuy nhiên mọi chuyện đã không thể thay đổi và cậu bé đã chết. Các bác sĩ kết luận, trò chơi game dao vang bac cuc là nguyên nhân làm phát triển các bệnh về não bộ từ đó dẫn tới việc cậu bé bị đột quỵ.

Vì lý do tế nhị, tên tuổi và địa chỉ của gia đình cậu bé vẫn được giữ kín.

Các bác sĩ thuộc bệnh viện thành phố cũng cho biết họ có những thông tin về những tác hại của hội chứng nghiện trò chơi game dao vang co dien ở thanh thiếu niên. Theo kết quả một công trình nghiên cứu được công bố mới đây, gần 80% trẻ trong độ tuổi 12-13 ở Nga có triệu chứng nghiện máy tính. Nhiều đứa trẻ có thể ngồi cả ngày trước màn hình máy tính mà không cần ăn uống, nghỉ ngơi.

Các bác sĩ đã đưa ra lời cảnh báo thói nghiện máy tính gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển hình thể và trí não của trẻ. Ở những trường hợp nặng, nghiện máy tính có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và tình trạng trầm cảm.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Tin đồn có đĩa trong mì ăn liền là đúng hay sai ?

Sau khi cơ quan chức năng kết luận bác bỏ tin đồn đỉa có trong sữa, bánh snack, mới đây lại râm ran tin đồn có đỉa trong mì ăn liền.

Tin đồn mì ăn liền có đỉa xuất phát từ miền Trung, nhưng hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp sản xuất mì gói đều bác bỏ tin này. Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM - nói: “Người tiêu dùng, các cơ quan truyền thông hết sức cẩn trọng với những tin đồn mang tính phá hoại về mặt kinh tế. Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đã có kết luận về vụ sữa, bánh. Còn về mặt hàng mì gói, theo tôi, dây chuyền, công nghệ làm mì gói của các doanh nghiệp lớn như vậy - trải qua các công đoạn hấp, sấy, chiên... thì đỉa không thể sống được trong sản phẩm mì. Vì thế, về mặt khoa học, tin đồn này nghe là thấy ngay phi lý. Những tin đồn thất thiệt kiểu này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp; và khiến người tiêu dùng lo lắng”.

Mì ăn liền
Mì ăn liền
Tương tự, bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) nhận định, những tin đồn các mặt hàng thực phẩm có đỉa, và kết luận của các cơ quan chức năng, cho thấy người tiêu dùng phải thông thái, chớ vội tin những tin đồn thất thiệt chủ yếu chỉ loan truyền trên các trang mạng xã hội. Những tin đồn đó có thể là vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh, hoặc có thể là do thế lực nào đó muốn phá hoại về kinh tế.

Trước tin đồn mi an lien có đỉa, ông Lê Văn Hùng - Trưởng phòng Marketing Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, nói: “Thời gian vừa qua, xuất hiện nhiều tin đồn các mặt hàng thực phẩm có chứa sinh vật lạ nghi là đỉa, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Mới đây, ngành hàng mì ăn liền cũng bị tin đồn như thế. Chúng tôi khẳng định đây chỉ là những tin đồn thất thiệt. Với quy trình sản xuất mì ăn liền khép kín, công đoạn chiên và hấp ở nhiệt độ rất cao; còn khi sử dụng phải chế nước sôi đến 100 độ C thì không có sinh vật hay ấu trùng nào có thể sống được".

Ông Hùng cho biết tại công ty này đang áp dụng quy trình chọn lựa nguyên vật liệu đầu vào rất khắt khe, kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra của Nhật Bản, và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam, ISO, HACCP, các tiêu chuẩn quốc tế của Anh, Mỹ, Hàn Quốc... Chúng tôi cam kết các sản phẩm của Acecook Việt Nam đều đảm bảo. Người tiêu dùng nên bình tĩnh xem xét tính xác thực khi nghe tin đồn thất thiệt. Đây là những tin đồn phá hoại ngành mì ăn liền, gây ảnh hưởng đến thực phẩm trong nước.

Cuối tháng 9, Hiệp hội Sữa Việt Nam có văn bản gửi Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các báo, đài về việc bác bỏ tin đồn đỉa có trong sữa và thực phẩm. Trước đó, trên các trang mạng xã hội rộ lên tin đồn một người đàn ông ở phía Bắc khi dùng miệng thổi lon sữa đặc có đường thì đỉa từ lon sữa chui vào miệng; rồi đến ít nhất hai loại sữa nước của hai doanh nghiệp trong nước cũng bị đồn có đỉa. Ngay sau khi có kết luận về sữa, vài tuần sau lại xuất hiện tin đồn một loại bánh snack của một công ty trong nước có đỉa!

Trong thông báo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế gửi đến Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành, và các báo, đài có nêu: Về tin đồn bánh snack có đỉa, Cục đã chỉ đạo Chi cục ATVSTP Thừa Thiên-Huế (nơi xảy ra tin đồn) phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tiến hành kiểm tra, xác minh và lấy mẫu kiểm nghiệm, kết quả: “không tìm thấy ký sinh trùng, côn trùng, đỉa trong mẫu nước ngâm bánh...”. Về tin đồn sữa, Cục ATVSTP cho biết đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học về ATVSTP, và đưa ra kết luận “Với quy trình nghiêm ngặt, khép kín, các sản phẩm sữa được xử lý ở nhiệt độ trên 140 độ C sẽ không có sinh vật tồn tại, bao gồm cả đỉa, côn trùng, ký sinh trùng...”.